Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

15. TRUYỆN CỦA NV NGUYỄN THÁI HẢI


Thầy trò cùng thi!
 Truyện của NV Nguyễn Thái Hải

Nhà Thiếu Nhi tỉnh có câu lạc bộ sáng tác văn học, sinh hoạt mỗi tháng hai lần vào buổi sáng chủ nhật. Mà lạ lắm cơ, cả thầy hướng dẫn và các bạn học sinh sau hai giờ sinh hoạt ở phòng 21 lầu một, đều thích cùng nhau ra ngồi dưới chân mình để trò chuyện và... ăn kem que trước khi chia tay nhau ra về!
À quên, mình chưa tự giới thiệu mình là ai! Bạn hãy làm quen với mình nhé! Trước hết mình phải thú nhận là mình không biết mình đã ra đời tự bao giờ. Mình không có giấy khai sinh đã đành, mà cũng chẳng ai sinh cùng thời với mình đến nay còn... sống! Mình không xạo đâu!

14. KỶ NIỆM 20 NĂM DOREAMON ĐẾN VỚI TRẺ EM VIỆT NAM


Tường Vy

Ngày 11-12-1992, bộ truyện tranh Nhật Bản Doreamon của nhà văn - họa sĩ Fujiko Fujio được NXB Kim Đồng xuất bản với cái tên “Đôrêmon”. Lúc bấy giờ, hầu như không ai, ngay cả những người xuất bản, biết được bộ truyện tranh thiếu nhi này sẽ có ảnh hưởng lớn lao thế nào đối với thị trường xuất bản, văn hóa đọc Việt Nam trong suốt 20 năm qua.

Cứu cánh giữa cơn bĩ cực?
Đầu những năm 90 của thế kỷ 20, xuất bản Việt Nam đứng trước một cuộc khủng hoảng lớn. Kinh tế thị trường mở ra, các NXB không còn cơ chế xin - cho mà phải tự lực cánh sinh đầy ngỡ ngàng. NXB Kim Đồng cũng chịu chung hoàn cảnh. Nhớ về thời kỳ đó, nhà văn Nguyễn Quang Lập, nguyên nhân viên NXB Kim Đồng, kể lại: “Ai đời thuở một NXB trung ương mà giám đốc phải vay tiền nhân viên để in sách. Sách bán không được càng vay càng khốn. Hình ảnh tổng biên tập Bùi Hồng phải bày cả chiếu sách bên bờ hồ, ngồi chồm hổm bán lẻ từng cuốn một… đến chết cũng chẳng ai quên...”.

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

13. Truyện của HS Nguyễn Vũ Hương Mai


Đi học trời mưa

Truyện của Nguyễn Vũ Hương Mai (HS lớp 11 tại TP Vũng Tàu)

Tớ là Chíp. Ở lớp tớ có một hội bạn rất tuyệt gồm Xu, Tép, Đô và Lin. Có họ nên tớ thích đi học cực kì! Nhưng tớ ghét môn thủ công và toán kinh khủng. Đó là vài điều về tớ mà các bạn nên biết.
Sáng nay trời mưa to. Còn nửa tiếng nữa là tớ phải đi học, tớ và ba đã chuẩn bị xong hết nhưng mưa vẫn rơi ầm ầm và gió vẫn thổi ào ào. Mẹ nhìn trời lo lắng bảo: “Chắc hôm nay phải cho Chíp nghỉ học. Đường xa, mưa to nguy hiểm lắm!” Ba nghe vậy liền lên lầu và thay đồ đi làm ra. Nếu không phải chở tớ đi học thì chín giờ ba mới phải đi làm. Tớ xịu mặt: “Mẹ ơi, con muốn đi học!” “Mưa như bão ấy! Lỡ đi đường bị sét đánh thì sao?” “Mặc kệ, con không sợ, con chỉ muốn đi học thôi!”
Tớ bám dính lấy mẹ nằn nì, cuối cùng mẹ cũng chịu thua. Mẹ nói bố: “Anh gọi taxi đưa con đi học đi, sắp đến giờ rồi.” Tớ thích đi taxi vô cùng! Chẳng sợ nắng, chẳng sợ mưa lại có máy lạnh thật là mát nữa. Ba thở dài và đi thay lại quần áo. Tớ vui ơi là vui, lấy cặp kiểm tra lại sách vở thì chợt nhớ ra hôm nay có một tiết thủ công và hai tiết toán. Thấy tớ bỗng ngẩn người mẹ hỏi: “Con sao thế?” Tớ nuốt nước bọt: “Mẹ ơi, cho con nghỉ học đi.” “Con vừa làm ầm lên để được đi học cơ mà!” - Mẹ thốt lên bực bội. “Con… con không khỏe. Con thấy mệt.” Mẹ sờ trán tớ: “Không sốt, không ho. Con mệt thế nào?” “Con… bị đau bụng.” Tớ hơi bứt rứt khi nói dối, nhưng không gì tệ hại hơn một ngày học có cả thủ công lẫn toán.

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

12. TRUYỆN CỦA NV LÊ ĐĂNG KHÁNG


Lớp trưởng
Truyện của nhà văn Lê Đăng Kháng

Hết hè, Ngân vào lớp sáu. Ngân còn được cô giáo chủ nhiệm phân công làm lớp trưởng lớp 6e. Điều đó làm ngân phấn khởi không ít song cũng cảm thấy lo lo. Lo vì nếu không học giỏi như các bạn thì sẽ bị quê chết đi được. Thế nên Ngân luôn phải cố gắng. Môn toán và ngữ văn Ngân thường được điểm 9 và 9,5. Đi học về Ngân ôn bài ngay, bài tập Ngân làm đầy đủ. Vở ghi bài Anh văn và Toán của Ngân thường được các bạn mượn để chép lại bài trong đó có bạn Nam. Bạn Nam năm ngoái từng làm lớp trưởng của 6e, nhưng năm nay bạn bị đúp lại. Không hiểu sao cô giáo lại không phân công bạn làm lớp trưởng nữa?

Ba Ngân mới mua cho Ngân một chiếc di động để hai cha con liên lạc, một phần để ba biết được việc học hành của Ngân ở lớp, một phần để ba liên lạc đón hai chị em Ngân về bà nội. Ba, mẹ Ngân đã ly dị  được gần hai năm nay. Chị em Ngân ở với mẹ bên bà ngoại nên chủ nhật nào ba cũng hẹn đón hai chị em.